Không biết bắt đầu từ khi nào, bánh chưng đã trở thành món bánh không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của người Việt. Hương vị béo thơm, đậm đà gợi nhớ về ngày Tết ấm no, đoàn kết và ấm lòng tình thân trong mỗi gia đình. Mâm cỗ của bạn còn thiếu chiếc bánh chưng thơm ngon, ngọt ngào? Hãy để SagoGifts hướng dẫn bạn cách làm bánh chưng mật mía đơn giản, nhanh chóng bằng nồi áp suất nhưng vô cùng dẻo thơm, đậm vị.
Đặc trưng của bánh chưng mật mía
Từ lâu, bánh chưng đã không còn chỉ là món ngon ngày Tết Nguyên Đán của người Việt, mà ẩn chứa trong đó còn là những giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước, của con người Việt Nam. Một chiếc bánh chưng chấm mật mía với lớp vỏ xanh mơn mởn, cùng thịt mỡ đậm đà mang đến không chỉ mang đến hương vị Tết mà còn là tình thân, sự đoàn kết của từng thành viên trong gia đình.
Đặc biệt hơn, miền Bắc còn phổ biến với loại bánh chưng mật mía ngọt thơm, đậm đà. Cứ mỗi khi Tết đến, ông bà lại gọi vào hỏi: “Nhà con năm nay ăn bao nhiêu cái mật?”. Có lẽ vì thế, loại bánh chưng này để lại trong tâm trí mỗi người con Đất Việt một hương vị rất khác, không chỉ là vị ngọt của mật mía mà còn là vị của tình thân.
Nhiều người khi nghe đến cái tên bánh chưng nhân mật mía sẽ nghĩ ngay đến bánh chưng ngọt hay bánh chưng chay. Nhưng bánh chưng nhân mật vẫn có đầy đủ các nguyên liệu của một chiếc bánh chưng truyền thống gồm đậu nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ lợn và không thể thiếu nguyên liệu đặc biệt là mật mía.
Bánh chưng nhân mật mía được biến tấu từ bánh chưng chấm mật mía truyền thống. Tuy nhiên, cách làm bánh mật lại cầu kỳ hơn so với bánh chưng truyền thống. Lớp vỏ bánh chưng nhân mật vẫn giữ nguyên phần nếp thơm, dẻo, nhưng phần nhân đậu xanh lại được sên với mật mía ngọt thơm. Đôi chút sự biến tấu, đã biến chiến bánh chưng xanh truyền thống đậm đà vị thịt mỡ trở thành chiếc bánh chưng dẻo thơm, ngọt ngào.
Chất lượng mật mía quyết định độ ngọt và ngon cho chiếc bánh chưng nhân mật. Chính vì thế, mật mía được sử dụng làm bánh cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng Lai Châu. Đây là vùng đất làm mật mía ngon nhất, với kỹ thuật làm đường thủ công lâu đời, mật mía sau khi thành hình có màu đỏ nâu đậm đà.
Chiếc bánh chưng mật sau khi luộc chín vẫn mang dáng vẻ của một chiếc bánh chưng xanh truyền thống. Nhưng khi cắt ra, mật mía trong nhân thơm lừng phảng phất khắp mọi nơi. Vị ngọt của mật mía cùng hòa quyện cùng vị béo ngậy, mằm mặn của thịt và nếp, tạo nên hương vị hoàn hảo cho ngày Tết Nguyên Đán.
Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh chưng mật mía
Nguyên liệu tươi ngon, đúng chuẩn là một phần quan trọng tạo nên thành công của mọi công thức nấu ăn. Và bánh chưng nhân mật mía cũng không ngoại lệ, để tạo nên những chiếc bánh chưng nhân mật chuẩn vị nhất, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu thật cẩn thận.
Sau đây là nguyên liệu cần chuẩn bị cho mẻ bánh chưng mật mía 5 cái:
- Gạo nếp: 1kg
- Đậu xanh đãi vỏ: 500g
- Thịt ba chỉ: 500g
- Mật mía: Tùy khẩu vị
- Dụng cụ: Lá dong, lạt, khuôn bánh chưng
- Gia vị: Muối, tiêu, đường, nước mắm, hành ngò,…
Xem thêm cách làm bánh tét đơn giản tại: Cách gói bánh tét
Các bước gói bánh chưng mật mía
Với công thức cổ truyền từ ông bà, SagoGifts sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh mật đơn giản, nhanh chóng như sau:
Chuẩn bị làm bánh chưng ngọt
Cách làm bánh mật bước đầu tiên sau khi chuẩn bị nguyên liệu là ngâm gạo nếp, đậu và thái thịt để cho bước sơ chế, nêm nếm gia vị diễn ra nhanh hơn, như sau:
- Gạo nếp: Gạo sau khi mua về, ngâm với nước qua đêm hoặc trước khi gói bánh ít nhất 5 tiếng để nếp nở đều và bánh sau khi luộc dẻo ngon hơn. Để bánh có màu xanh đẹp mắt và thơm hơn, bạn nên ngâm nếp với lá riềng hoặc lá dứa.
- Đậu xanh: Nếu làm với đường mía dạng đậm đặc như đường phên bạn chỉ cần ngâm với nước ít nhất 5 tiếng trước khi gói bánh chưng mật. Ngược lại, nếu đường mái dạng lỏng, bạn không cần ngâm mà có thể sơ chế trực tiếp bằng cách luộc mềm với lửa.
- Thịt lợn: Nên chọn thịt ba chỉ, tươi còn độ đàn hồi. Thịt sau khi mua về rửa sạch và nhặt hết lông còn thừa, sau đó cắt miếng mỏng dừa ăn.
- Lá dong: Chọn lá dong riềng có màu xanh đẹp mắt, lá không quá già cũng không quá non. Lá sau khi rửa sạch, lau khô và để ráo.
- Lạt tre: Lạt tre sau khi mua về, ngâm nước cho mềm sau đó tước thành những sợi nhỏ hơn, để gói bánh dễ dàng hơn.
Sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng mật
Tiếp đến, chúng ta sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước trên theo hướng dẫn sau đây:
- Nếp sau khi ngâm đủ thời gian, rửa sạch vớt ra để ráo nước để chuẩn bị gói bánh.
- Phần lá dong gọt bớt cuốn lá, để lá mềm và dễ thao tác hơn khi gói bánh.
- Thịt lợn sau khi cắt nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn như 1/2 thìa đường, nước mắm, tiêu, bột ngọt. Sau đó trộn đều để thịt ngấm gia vị.
- Ở đây, do chỉ có mật mía dạng lỏng nên chúng ta sẽ luộc mềm đậu để trộn với mật mía. Cho đậu lên bếp, đổ nước sấp mặt đậu và luộc đến khi đậu mềm. Sau đó, để nguội rồi dùng tay bóp nhuyễn đậu. Tiếp đến, cho mật mía vào đậu trộn đều, tùy vào khẩu vị của gia đình, bạn có thể quyết định cho nhiều hay ít mật mía. Tuy nhiên, đừng cho quá nhiều khiến phần đậu bị lỏng gây khó khăn khi gói bánh.
Gói lá bánh chưng mật
Cách làm bánh mật vuông vức đẹp, đều thì chúng ta cần một chiếc khuôn bánh chưng. Ở đây chuẩn bị một chiếc khuôn vuông theo kích thước bạn mong muốn, có thể mua tại các tiệm nguyên liệu trên thị trường. Sau đó, bạn sẽ gói bánh theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng một thanh tre hoặc lạt để đo kích thước khuôn và lá dong để cắt. Xếp lá dong thành 4 và cắt lá thành hình vuông theo kích thước khuôn đã đo. Chuẩn bị mỗi bánh khoảng 4 hình vuông như thế.
- Sau đó, gấp và xếp lá dong lần lượt vào khuôn như ảnh minh họa bên dưới.
- Tiếp đến, cho lần lượt nếp, đậu, thịt rồi lại đậu, nếp vào giữa khuôn lá dong đã gấp. Tùy vào sở thích, bạn có thể cho nhân nhiều hay nếp nhiều hơn. Sau đó, cân chỉnh sao cho phần nhân nằm giữa trung tâm, phần nếp bao bọc hết phần nhân.
- Sau đó, gấp phần lá dong còn dư ra áp vào mặt nếp, dùng dây lạt buộc lại theo hình chữ thập. Lưu ý không nên siết quá chật, do trong quá trình luộc bánh chưng mật sẽ còn nở ra.
2 cách luộc bánh chưng mật
Tùy vào điều kiện và dụng cụ ở gia đình, mà bạn có thể chọn 1 trong hai cách sau để để luộc bánh chưng nhân mật đã làm.
Luộc bánh bằng nồi củi
Đối với những gia đình ở nông thôn, có khoảng đất rộng, bạn có thể tạo ra một chiếc bếp củi ngoài sân để luộc bánh chưng nhân mật, tạo không khí ấm áp cho gia đình ngày Tết. Cách luộc bánh chưng chấm mật mía bằng lò củi khá đơn giản, bạn chỉ cần thao tác theo hướng dẫn sau:
- Chọn một chiếc nồi lớn, xếp bánh chưng mật vào. Lưu ý nên xếp thật chặt để tránh bánh di chuyển trong quá trình luộc hoặc sử dụng một vài vật nặng như thớt, đá,… để đè lên bánh.
- Đổ nước ngập mặt bánh chưng, luộc bánh với lửa lớn khoảng 5 – 7 tiếng hoặc lâu hơn tùy vào kích cỡ bánh. Trong quá trình luộc, lưu ý châm thêm nước sôi tránh cạn nước, để bánh khét.
- Sau khi chưng đủ thời gian và kiểm tra thấy bánh chín thì vớt ra, cho vào nước lạnh ngâm từ 10 – phút. Dùng tay rửa sạch nhớt và dùng vật nặng ép hết nước trong bánh ra khoảng 4 – 8 tiếng trước khi bảo quản. Thao tác này sẽ giúp bánh chưng không bị nhão và tăng thời gian bảo quản của bánh.
Luộc bánh chưng mật bằng nồi áp suất
Nếu như bạn muốn tiết kiệm thời gian hoặc không gian nhà hạn chế, không thể luộc bánh bằng bếp củi, bạn có thể thử ngay cách làm bánh chay mật bằng nồi áp suất. Tuy nhiên, nồi áp suất thường có diện tích nhỏ nên mỗi lần luộc chỉ có thể luộc khoảng 2 – 4 bánh. Để thực hiện, bạn sẽ tiến hành theo các bước sau:
- Đầu tiên, bạn nên lót một ít lá dưới đáy nồi sau đó xếp bánh vào nồi áp suất. Tiếp đến, đổ nước ngập đến mức tiêu chuẩn được đánh dấu trên nồi, đậy nắp, khoá van và chọn chế độ, thời gian luộc bánh theo yêu cầu.
- Đun đến khi van áp suất nổi lên thì hạ về mức nhỏ hơn, đun tiếp. Tổng thời gian luộc bánh bằng nồi áp suất chỉ tốn khoảng 1 đến 2 tiếng.
- Sau khi bánh chín, vớt bánh chưng nhân mật ra ngâm với nước lạnh và rửa sạch. Tiếp đến, dùng vật nặng ép bánh, để bánh thật khô ráo trước khi bảo quản.
Thành phẩm bánh chưng mật
Bánh chưng mật sau khi luộc chín, sẽ có hình dáng vuông vức, kín góc. Khi cắt ra, bánh sẽ đủ 3 lớp nếp, đỗ, thịt được chia đều, đẹp mắt và không lẫn lộn tương tự như bánh chưng xanh truyền thống.
Lớp nếp dẻo thơm, chứa đựng bên trong là lớp nhân tràn đầy đẹp mắt. Hương vị mật mía phảng phất, vị béo ngậy của thịt mỡ hòa quyện cùng vị ngọt ngào của mật mía tạo nên sự kết hợp hoàn hảo, cân bằng khó cưỡng.
Lưu ý trong cách làm bánh chưng mật mía
Cách làm bánh chay mật ngon, chuẩn vị không thể thiếu những bí quyết của ông cha truyền lại. Sau đây chính là những lưu ý, giúp bạn tạo nên mẻ bánh chưng nhân mật đúng chuẩn, dẻo thơm, mềm ngọt chuẩn vị Hà Thành:
- Bí quyết giúp bánh chưng nhân mật dậy mùi thơm không phải ai cũng biết đó là thêm vài hạt mứt sen. Những hạt mứt sen này sau khi được nấu chín sẽ hòa quyện cùng mật mía tạo nên hương thơm thanh khiết và vị ngọt tự nhiên đặc biệt, chỉ có riêng ở bánh chưng mật.
- Để bánh ngon, không bị biến dạng hoặc bục nát, bạn cần lưu ý trước khi xếp bánh chưng vào nồi, nên sử dụng cuốn lá dong hoặc lá dong xếp vào dưới đáy, tránh bánh tiếp xúc với đáy nồi trong quá trình luộc. Như vậy, bánh sẽ không bị dính đáy và khét, bung lạt trong lúc luộc.
- Quá trình luộc khiến nhiệt độ nước tăng cao, rất dễ khiến bánh di chuyển, xô đẩy làm biến dạng bánh. Do đó, bạn nên xếp bánh thành các thành cao, chặt, chồng lên nhau để cố định bánh trong quá trình luộc.
- Sau khi nước sôi, bạn nên giảm lửa và luộc bánh với lửa liu riu để đảm bảo bánh chín dẻo thơm. Tùy vào cách luộc bánh, bạn có thể rút bớt củi, than ra khỏi lò (đối với lò củi, bếp than) hoặc điều chỉnh nhiệt độ (đối với nồi áp suất).
Xem thêm bài viết: Cách trang trí thiệp Tết
Như vậy, với những hướng dẫn trên đây của SagoGifts, ta có thể thấy cách làm bánh chưng mật mía không hề khó. Chỉ với đôi chút khéo léo, bạn đã có thể tạo nên một chiếc bánh chưng nhân mật dẻo thơm, ngọt ngào cho những người thân yêu và làm phong phú hơn cho mâm cỗ ngày Tết. Còn chần chừ gì nữa, mà không bắt tay vào bếp ngay nào! SagoGifts chúc bạn làm bánh chưng nhân mật thành công. Nếu có nhu cầu về mua quà Tết, giỏ quà Tết cao cấp bạn có thể liên hệ với SagoGifts để được tư vấn nhé!