Cách bảo quản trái cây nhập khẩu tươi ngon được lâu

Khác với các loại trái cây, hoa quả nội địa, trái cây nhập khẩu có nguồn gốc từ nước ngoài nên có điều kiện sinh trưởng, khí hậu khác biệt hơn. Cùng với đó, việc vận chuyển đường dài về Việt Nam đòi hỏi điều kiện bảo quản trái cây nghiêm ngặt hơn để đảm bảo giữ được độ tươi ngon. Nếu bạn chưa biết cách bảo quản trái cây nhập khẩu sao cho tươi ngon và lâu nhất, thì được bỏ qua những mẹo hữu ích mà SagoGifts cung cấp dưới đây nhé!

Các cách bảo quản trái cây nhập khẩu tươi lâu

Bảo quản trái cây đúng cách là tiêu chí giúp trái cây giữ được độ tươi mới, ngọt thơm lâu nhất, dù là trái cây nội địa hay nhập khẩu. Nhưng do sự khác biệt của môi trường và vận chuyển đường dài, cách bảo quản trái cây nhập khẩu cần lưu ý nhiều hơn như sau:

Chọn trái cây chất lượng

Chọn được nguồn trái cây nhập khẩu chất lượng, là cách giúp bạn bớt đi các nỗi lo trong công đoạn bảo quản sau này. Nên, khi chọn trái cây nhập khẩu bạn cần lưu ý:

  • Chọn trái cây có ngoại hình tươi mới, vỏ sáng bóng tự nhiên và không có dấu hiệu hư hỏng, dập nát.
  • Tùy vào loại trái cây, kiểm tra độ cứng đạt hay không. Nếu có dấu hiệu mềm so với loại quả thông thường, không nên chọn vì đây là dầu hiệu héo hoặc hư hỏng.
  • Mùi hương cũng là yếu tố bạn nên quan tâm, tránh chọn những loại quả có mùi hóa chất hoặc mùi lạ. Bởi chúng có thể bị tẩm thuốc để giữ độ tươi mới.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Các mã số trên trái cây nhập khẩu có ý nghĩa gì? 

Rửa trái cây đúng cách

Rửa trái cây là một bước vô cùng quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các hóa chất có thể còn sót lại trên bề mặt trái cây nhập khẩu trước khi tiến hành bảo quản. Khi được rửa sạch và đúng, cách bảo quản trái cây nhập khẩu có thể giảm thiểu được tối đa hư hỏng.

Sau đây là các bước rửa trái cây đúng cách, mà bạn có thể tham khảo:

  • Rửa trái cây dưới vòi nước sạch, chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Tránh chà mạnh tay có thể làm trái cây dập, hư hỏng.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh thực phẩm chuyên dụng hoặc nước muối pha loãng để ngâm trái cây khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, rửa sạch trái cây nhập khẩu lại bằng nước.
  • Lau khô trái cây đã rửa bằng khăn mềm, thao tác này sẽ giúp trái cây khô ráo và tránh được nấm mốc trong quá trình bảo quản.

Nhiệt độ bảo quản

cach-bao-quan-trai-cay-nhap-khau-nhiet-do-bao-quan
Cách bảo quản trái cây nhập khẩu tốt nhất là nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh

Trong cách bảo quản trái cây nhập khẩu, nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng để trái cây có giữ được độ tươi mới hay không. Thường thì, trái cây nhập khẩu do quá trình vận chuyển dài nên yêu cầu nhiệt độ bảo quản gắt gao hơn, cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ bảo quản trái cây nhập khẩu như cam, lê, táo, cherry, nho,… tốt nhất là trong ngăn mát tủ lạnh (0 – 10 độ C).
  • Với một số loại quả mềm như việt quất, mâm xôi, dâu tây,… có thể bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh để giữ độ tươi mới.
  • Tuy nhiên, có một số loại trái cây như chuối, dưa hấu, bơ,… nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đến khi chín mới nên cho vào ngăn mát. Bởi nhiệt độ lạnh có thể làm ức chế quá trình chín của chúng.

Điều chỉnh độ ẩm

Ngoài nhiệt độ, độ ẩm cũng là một tiêu chí bạn cần quan tâm khi bảo quản trái cây nhập khẩu. Để cách bảo quản trái cây nhập khẩu giữ được lâu nhất, tươi ngon nhất, bạn cần:

  • Bảo quản trái cây ở môi trường khô ráo, thoáng mát và tốt nhất là độ ẩm nằm trong khoảng 85 – 95%.
  • Sử dụng túi lưới, giấy báo để bọc hoặc lót dưới trái cây, để hút ẩm và tạo môi trường thông thoáng cho trái cây.

Sắp xếp trái cây khoa học

cach-bao-quan-trai-cay-nhap-khau-cach-sap-xep
Xếp trái cây gọn gàng, riêng biệt theo loại

Sắp xếp trái cây một cách khoa học không chỉ giúp tủ lạnh của bạn gọn gàng, mà còn giúp trái cây nhập khẩu giữ được độ tươi ngon lâu hơn. Sau đây là các mẹo sắp xếp trái cây mà bạn nên biết:

  • Không xếp trái cây chồng lên nhau, thao tác này có thể khiến trái cây bị đè nặng, dập nát.
  • Phân trái cây nhập khẩu theo loại quả, kích thước và độ chín phù hợp để bảo quản:
    • Loại quả nào theo loại quả đó.
    • Trái cây chín để riêng với trái chưa chín.
    • Trái cây to để dưới, trái cây nhỏ hơn ở trên.
  • Không để trái cây gần nhau, vì một số loại quả có thể sản sinh ra khí ethylene – loại khí khiến trái cây chín nhanh hơn, làm giảm thời gian bảo quản.

Tốt nhất, mỗi loại trái cây nên được bảo quản riêng trong từng hộp để tránh đè lên nhau, gây hư hỏng.

Lưu ý khi bảo quản một số loại trái cây nhập khẩu khác

cach-bao-quan-trai-cay-nhap-khau-luu-y
Từng loại quả khác nhau có cách bảo quản khác nhau

Ngoài những lưu ý cách bảo quản trái cây nhập khẩu chung, khi bảo quản một số loại hoa quả bạn cũng cần lưu ý thêm về tính chất từng loại. Cụ thể như sau:

  • Chuối: Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng đến khi chuối chín vàng mới nên cho vào tủ lạnh bảo quản tiếp. Như vậy mới có thể đảm bảo độ tươi ngon, không làm chuối sượng hay thâm đen.
  • Xoài: Tương tư chuối, xoài nên để ngoài nhiệt độ phòng khi xoài chín vàng mới cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản tiếp.
  • Bơ: Giữ ở nhiệt độ phòng nếu bơ chưa chín đến, nếu đã chín mềm thì cho vào ngăn mát bảo quản.
  • Nho: Có thể cho nho vào túi lưới, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Dâu tây: Nên bảo quản dâu tây trong hộp kín, nhiệt độ lạnh như ngăn mát tủ lạnh ngay khi mua về.
  • Dưa lưới: Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng khi còn nguyên trái. Sau khi cắt, không sử dụng hết cần bọc kỹ bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh.

Và đừng quên, dù cách bảo quản trái cây nhập khẩu nào đi nữa bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên và loại bỏ các quả đã hư hỏng để tránh lây nấm, hư hỏng sang các quả khác.

Trên đây là cách bảo quản trái cây nhập khẩu chuẩn nhất, mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo. Chúc bạn có thể bảo quản trái cây tươi ngon, lâu nhất. Và nếu muốn tìm kiếm địa chỉ mua giỏ trái cây nhập khẩu chất lượng, tươi mới đừng quên ghé cửa hàng trái cây SagoGifts để tham khảo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *